Tương tự như những môn thể thao khác khi các vị trí trong bóng đá cũng sẽ được bố trí và sắp xếp một cách hợp lý nhất. Các vị trí này đều có một nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa khác nhau. Để có thể nắm được đội bóng nào có năng lực tốt, đội hình thi đấu mạnh và có chiến thuật sử dụng tối ưu thì bạn cần nên hiểu một chút với vị trí này. Trang cá cược uy tín sẽ hỗ trợ và giúp bạn có thể hiểu nhiều hơn thông qua nội dung dưới đây.
Khám phá những vị trí trong bóng đá cơ bản nhất
Các vị trí trong bóng đá thường sẽ có cơ bản 4 vị trí:
Thủ môn bắt bóng
- Trung vệ (hậu vệ trung tâm)
- Hậu vệ biên
- Hậu vệ quét
- Hậu vệ biên tấn công
- Tiền vệ phòng ngự
- Tiền vệ trung tâm
- Tiền vệ chạy cánh
- Tiền vệ tấn công
Vị trí của tiền đạo ở mỗi tuyến lại có rất nhiều vị trí khác nhau như Hậu vệ biên, trung vệ, tiền đạo tấn công, tiền vệ cánh, tiền đạo phòng ngự,…

Sơ đồ vị trí của các cầu thủ khi thi đấu
Lý giải các vị trí có trong bóng đá
- Midfielder: Cầu thủ được chơi bóng ở vị trí tiền vệ
- Winger: Tiền vệ chuyên chạy ở khu vực cánh nói chung
- Striker / Forward / Attacker: Tiền đạo (nói chung)
- Back / Defender: Cầu thủ được chơi ở vị trí phòng ngự (nói chung)
Những ai hâm mộ bóng đá, đặc biệt là quan tâm và yêu thích FIFA online, PES thì chắc hẳn đã khá quen thuộc với một số các ký hiệu vị trí trong bóng đá, điển hình như minh họa phía dưới:

Các ký hiệu được sử dụng để chỉ vị trí có trong bóng đá
Chi tiết bảng tên và ký hiệu của các vị trí trong bóng đá thời hiện đại
Các vị trí trong bóng đá hiện đại có bảng tên và ký hiệu nào?
Ngoài những ký hiệu trong bảng sau đây thì còn rất nhiều tên gọi khác nữa tùy vào biến thể của từng sơ đồ khác nhau của các đội hình.
Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của các vị trí có trong bóng đá
Nội dung tiếp sau đây sẽ là những vai trò và ý nghĩa của những vị trí trong bóng đá mà nhà cái uy tín đã tổng hợp:
Vị trí Thủ môn bắt bóng trong môn thể thao Vua (GK)
Tại Việt Nam có tên gọi khác thay thế cho Thủ môn đó là thủ thành, tức là người trấn giữ khung thành hay người gác đền. Vị trí Thủ môn được chơi ở vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ, giữa hàng tấn công của đối thủ và khung thành hay hàng phòng ngự của đội nhà. Nhiệm vụ chính của vị trí này đó là bảo vệ khung thành của đội nhà sạch lưới và ngăn cản được những pha bóng nguy hiểm, tránh cho đội đối thủ ghi được bàn.
Nhiều người cho rằng đây là vị trí Thủ môn là vị trí đặc biệt nhất trên sân.
- Trong đội hình thi đấu thì Thủ môn là cầu thủ duy nhất có được quyền hạng đụng bóng bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi và chỉ khi cầu thủ đó đứng trong phạm vi của vùng cấm. Nếu như ngoài khu vực cấm địa thì Thủ môn chỉ được phép dùng chân và tuyệt đối không được sử dụng bàn tay hay cánh tay để đỡ bóng.
- Trong quá trình thi đấu thì đội bóng nào cũng phải bắt buộc có một Thủ môn. Thậm chí khi đã sử dụng hết quyền thay người mà Thủ môn hiện tại buộc phải rời sân vì có chấn thương hay phạm lỗi mà không thể tiếp tục thì bắt buộc phải có một cầu thủ khác đứng ra bảo vệ khung thành.
- Màu sắc trang phục của Thủ môn cũng sẽ khác so với những cầu thủ trong đội nhà, đội khách, trọng tài hay Thủ môn của đối thủ.
- Thủ môn thường sẽ mang áo số 1 trong đội bóng của mình.
Vị trí Hậu vệ khi tham gia thi đấu
Vị trí đá bóng này thường là những cầu thủ chơi ở phía sau hàng tiền vệ và có nhiệm vụ là hỗ trợ cho Thủ môn để ngăn cản đối phương có thể ghi bàn thắng. Hiện tại, trong bóng đá có 4 loại hậu vệ chính gồm: hậu vệ quét, trung vệ, hậu vệ viên và hậu vệ biên tấn công.
Trung vệ (CB)
Vị trí của trung vệ trên sân cỏ
- Hậu vệ trung tâm là tên gọi khác của trung vệ.
- Hầu hết mỗi đội bóng sẽ có 2 trung vệ, chơi ở vị trí giữa của hàng hậu vệ, đứng chắn trước Thủ môn.
- Nhiệm vụ chính của trung vệ đó là ngăn chặn tiền đạo hoặc các cầu thủ khác của đối phương, không cho cơ hội làm thủng lưới và đưa bóng ra khỏi khu vực cấm địa.
- Trung vệ là những cầu thủ có vóc dáng cao to, đánh đầu tốt và có khả năng xoạc bóng, phá bóng.
Hậu vệ biên (FB/LB/RB)
Hậu vệ biên được xem là hậu vệ đứng ở nhiều vị trí phòng thủ khác khác nhau trên khu vực của sân nhà, có nhiệm vụ chính đó là:
Vị trí của hậu vệ biên trên sân cỏ
- Kèm cặp sát tiền đạo đối phương, không cho tấn công vào.
- Ngăn cầu thủ của đối phương thực hiện các pha tạt bóng hoặc chuyền vào vùng cấm địa.
- Tiến hành dâng lên dọc theo hai bên cánh và tạt bóng vào giữa.
Nhiều người cho rằng vị trí này thường chọn ra các cầu thủ nhanh nhẹn, chuồi bóng cũng như thể lực tốt để có thể chạy lên/chạy xuống liên tục trên sân.
Hậu vệ quét (SW)
Hình ảnh của vị trí hậu vệ quét
- Vị trí trên sân bóng đá này thường được sắp xếp phổ biến ở trong sơ đồ 5 hoặc 3 hậu vệ.
- Nhiệm vụ chính của vị trí này đó là chuyên phòng thủ, lùi về sâu nhất trong hàng thủ và cũng là người bọc lót cũng như sửa lỗi sai cho các hậu vệ đá trên.
- Theo tiếng Ý, hậu vệ quét được hiểu theo nghĩa là tự do, với vị trí này thì cầu thủ sẽ được di chuyển linh động hơn không phải kèm cặp tiền đạo của đối thủ giống như những hậu vệ khác.
- Cũng có trường hợp là hậu vệ quét sẽ là người kiến tạo nên các đường bóng phản công. Vì thế nên những cầu thủ nào chơi ở vị trí này thường có khả năng khống chế đối thủ và thực hiện chuyền bóng tốt.
- Trong bóng đá hiện đại thì vị trí hậu vệ quét này không còn được sử dụng phổ biến nữa. Thường các câu lạc bộ trong những giải đấu bóng lớn thường sẽ phát triển vị trí này thành Tiền vệ thủ.
Hậu vệ biên tấn công (WB/RWB/LWB)
- Đây được xem là một vị trí rất quan trọng trong lối chơi bóng đá hiện đại.
- Hậu vệ tấn công sẽ là sự kết hợp hoàn hảo của tiền vệ cánh và hậu vệ biên.
- Thông thường những cầu thủ chơi ở vị trí này sẽ thường có thể lực rất tốt và có thể thực hiện những pha tạt bóng, phòng thủ có hiệu quả khi tiền đạo của bên đối thủ tấn công dọc hành lang.
Vị trí Tiền vệ có trong bóng đá
Những cầu thủ tiền vệ sẽ đứng ở đâu trên sân?
- Những cầu thủ chơi ở phía trên tiền đạo và phía trên hậu vệ sẽ được giữ vị trí là tiền vệ.
- Nhiệm vụ chính của vị trí này đó là đoạt bóng từ đối phương, phát động thế tấn công để có thể đưa bóng lên cho tiền đạo hoặc có thể tự bản thân ghi bàn.
- Thỉnh thoảng thì tiền vệ cũng sẽ lui về để phòng thủ.
- Để có thể đảm nhận được vị trí này thì thường những cầu thủ sẽ có thể lực rất tốt. Bên cạnh đó thì tiền vệ thường sẽ là những người điêu luyện trong những kỹ năng như lừa bóng, chuồi bóng, sút bóng, chuyền và phân phối bóng cho đồng đội trong suốt quá trình thi đấu.
- Vị trí tiền vệ này sẽ làm hao tốn nhiều thể lực của cầu thủ vì khoảng cách trên sân mà họ di chuyển trong trận đấu là rất lớn. Vì đôi lúc họ phải lui về phía sau để phòng thủ hoặc có thể tiến lên trước để cùng tấn công với tiền đạo.
Sơ lược về tiền vệ trung tâm (CM)
Chấm đỏ đại diện cho vị trí tiền vệ trung tâm trên sân
- Vị trí tiền vệ trung tâm thường sẽ giữ nhiều vai trò khác nhau trên sân, đặc biệt là việc thực hiện tổ chức tấn công.
- Vị trí này thì các cầu thủ sẽ chơi ở vị trí khu trung tuyến ( khoảng không hoạt động). Đây là nơi có tầm nhìn bao quát tất cả của trận đấu, nơi mà đa số những diễn biến xảy ra trong khu vực hay xung quanh khu vực mà họ có quyền kiểm soát.
Tiền vệ phòng ngự (DM)
Chấm xanh lam tượng trưng cho vị trí tiền vệ phòng ngự
- Vị trí đứng của tiền vệ phòng ngự đó là đứng trên hàng hậu vệ với vai trò là để hỗ trợ hậu vệ để phòng ngự, ngăn cản được những pha tấn công của đối phương.
- Ngoài ra thì vị trí này được xem là một sự tiến hóa của hậu vệ quét trước đây.
- Nhiều người đánh giá vị trí này thường không hiện diện nổi bật trên sân nhưng lại rất quan trọng ở các trận đấu hiện đại.
- Đây cũng được xem là một vị trí mang tính chuyên nghiệp cao, yêu cầu người cầu thủ đảm nhận phải có những khả năng cũng như tố chất đặc biệt.
Nhiệm vụ chính của một tiền vệ phòng ngự là gì?
- Nhiệm vụ đầu tiên đó là ngăn chặn đợt tấn công của đối thủ bằng cách thực hiện các pha cản phá hoặc là hỗ trợ cho đồng đội làm điều đó.
- Tiến hành bọc lót cho các hậu vệ biên, các tiền vệ khác và cả trung vệ mỗi khi họ dâng lên để tham gia tấn công nhưng chưa lui về kịp.
- Phân phối bóng từ trung lộ ra hai bên biên hoặc có thể chuyền vượt tuyến lên cho những cầu thủ khác tấn công.
- Tiếp nhận bóng chuyền từ những hậu vệ khác và chuyền dần lên trên. Những đường truyền giữa các hậu vệ thường sẽ chứa đựng những yếu tố khá nguy hiểm. Do đó, sự có mặt của những tiền vệ phòng ngự ngay trước hậu vệ được xem là một phương án phát động tấn công an toàn nhất trong bóng đá hiện đại.
- Không những thế, vị trí này còn tạo được sức ép buộc đối phương phải chuyền bóng ra biên thay vì tấn công trực diện, giảm thiểu tối đa sức ép cho hàng phòng ngự.
Thỉnh thoảng thì các tiền vệ phòng ngự sẽ được điều động ra hai bên để có thể ngăn chặn tốt nhất những pha di chuyển từ vùng biên vào trung lộ của cầu thủ tấn công biên phía của đối thủ.
Vị trí tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới (DLM)
- Là vị trí mà các tiền vệ phát động tấn công từ vị trí thấp tức gần ở hàng hậu vệ của đội mình, thường sẽ ít phải chịu sức ép từ các vị trí phòng ngự của đối thủ cũng như có thời gian để quan sát giúp tung ra những đường chuyền chính xác cho đồng đội ở mọi khoảng cách.
- Với vị trí này thì đôi khi cầu thủ cũng sẽ dâng cao để tham gia vào việc tấn công hoặc tìm ra được cơ hội dứt điểm từ xa.
- Có thể nói đây là một vị trí khá quan trọng đối với mỗi đội bóng khi tham gia thi đấu, bởi thường đa số các đường bóng tấn công của một đội thường đều đi qua chân của cầu thủ kiến thiết tuyến dưới chính vì thế nên họ có khả năng chuyền bóng tốt, tạo bất ngờ cho đối phương thường có ảnh hưởng lớn đến trận đấu.
Vị trí tiền vệ đa năng (BBM)
- Đây là vị trí mà các tiền vệ có khả năng di chuyển linh động khắp cả mặt sân, đảm đương được nhiều vị trí khác nhau trong đội, tiền vệ đa năng thể hiện như đúng tên gọi của nó đó là không chơi ở một vị trí cố định nào mà di chuyển khắp cả từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới. Với vị trí này thì có thể bao phủ một khoảng không gian lớn và tham gia vào cả phòng ngự đến tấn công, có cả băng lên phía trước để tiến hành ghi bàn hoặc cũng có thể lùi về sau để phòng thủ bảo vệ khung thành.
- Chính vì nhiều chức vụ như thế trong vị trí này mà các cầu thủ bắt buộc phải có thể lực tốt và khả năng tranh cướp bóng, chuyền bóng, sút bóng hay giữ bóng.
Vị trí tiền vệ tấn công (AM)
Là đây là vị trí tiền vệ cao hơn so với những vị trí tiền vệ khác, có nhiệm vụ chính đó là hỗ trợ cho việc kiến tạo bàn thắng.
Chấm xanh thể hiện vị trí của tiền vệ tấn công
Tiền vệ tấn công cần có kỹ thuật tốt, khả năng chuyền bóng, lừa bóng tạo đột biến và không thể thiếu cả những kỹ năng sút bóng tốt.
Bởi khi thi đấu vị trí của họ không xa so với khung thành của đối phương, chính vì thế họ cũng sẽ dễ có nhiều cơ hội tung ra được những cú dứt điểm.
Vị trí tiền vệ cánh (LM, RM)
Vị trí này tương tự như vị trí của tiền vệ tấn công, chỉ khác ở chỗ đó là có thể di chuyển dọc theo hai bên đường biên dọc.
Vị trí tiền đạo và tiền vệ cánh
Nếu cầu thủ ở vị trí tiền vệ cánh thì họ sẽ phải lùi về phòng thủ khi cần bên cạnh trợ giúp để có thể đưa được bóng vào trong, dâng cao như một tiền đạo hoặc đổi cánh.
Việc làm này khiến cho tiền vệ cánh trở thành một trong những vị trí được chú ý nhiều nhất trong các trận đấu bóng hiện đại.
Tóm lại thì đây là vị trí đòi hỏi cầu thủ đảm đương đó phải có được những kỹ năng đa dạng nhất, điều quan trọng đó là kỹ thuật lừa được bóng từ đối phương, tốc độ di chuyển và cả nền thể chất bền vững.
Điều khó khăn của vị trí này đó là thường xuyên bị hậu vệ của đội đối thủ kèm theo sát và rất chặt, thậm chí là thường xuyên phạm lỗi để làm ảnh hưởng đến kết quả lẫn cầu thủ ở vị trí tấn công này.
Vị trí tiền đạo trong đội hình bóng đá
- Vị trí trong bóng đá là tiền đạo thì sẽ được chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình bóng đá và thường sẽ đứng ở gần khung thành của đối phương nhất, chính vì thế không cần phải lùi về sân nhà và tất nhiên trách nhiệm chính cần làm đó là ghi bàn cho đội bóng của mình.
- Đây được xem là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều vấn đề khó khăn đối với cầu thủ, và một điều đó là vị trí tiền đạo này thường hay bị các hậu vệ đội bạn truy cản nên sẽ dễ gặp chấn thương nhất.
- Với đội hình bóng đá hiện đại thì thường sẽ bao gồm từ một đến ba tiền đạo, còn phổ biến nhất vẫn là hai.
- Thông thường thì huấn luyện viên sẽ thường cho tiền đạo chơi ở vị trí trên cao nhất trong đội hình và không cần lui về phía sân nhà. Trách nhiệm chủ yếu là ghi bàn (tiền đạo cắm). Một cầu thủ khác sẽ lùi về sau nhiều hơn để có thể hỗ trợ trong việc đưa ra được các đường chuyền dọn cỗ cũng như dứt điểm mỗi khi hộ công.
Vị trí tiền đạo trung tâm
Tên gọi khác của tiền đạo trung tâm đó là trung phong/tiền đạo cắm.
Chấm đỏ trên hình thể hiện cho vị trí của tiền đạo trung tâm
Thông thường thì mỗi tiền đạo trung tâm thường phải có cùng sức mạnh và chiều cao, để nâng cao được tỷ lệ giành chiến thắng trong các pha đánh đầu và tranh chấp tay đôi với hậu vệ của đội đối thủ.
Trong mỗi trận đấu, mỗi đội bóng thường chỉ sẽ có một tiền đạo trung tâm ở tuyến trên để có thể đón bóng, họ thường sẽ không di chuyển nhiều mà chỉ cần đứng chờ bóng và ghi được bàn thắng cho đội nhà.
Tiền đạo cắm thường sẽ chỉ xuất hiện trong các đội hình chỉ có sử dụng một tiền đạo trung tâm cụ thể là 4-2-3-1, 4-5-1,…hay các đội hình chơi với ba tiền đạo trong đó có một tiền đạo ở trung tâm đứng ở giữa, vị trí đó được gọi là tiền đạo giữa như 4-3-3, 3-4-3,…
Vị trí tiền đạo thường
Tiền đạo thường là vị trí có nguồn gốc từ tiền đạo trung tâm.
Sơ đồ thể hiện vị trí của tiền đạo thường (chấm đỏ)
Với vị trí trên sân bóng đá này thì thường sẽ có từ hai đến ba câu thủ đảm nhận tiền đạo thường trên sân cỏ chứ không phải giống như tiền đạo trung tâm chỉ có một cầu thủ.
Tiền đạo thường có một điểm khác so với tiền đạo trung tâm đó là họ sẽ di chuyển nhiều, thoải mái và linh hoạt hơn so với tiền đạo ở trung tâm, tiền đạo có thể lui về phần sân sau nhà để có thể kiếm bóng khi cần.
Tiền đạo hộ công (CF)
Vị trí tiền đạo hộ công thể hiện ở chấm đỏ
Hình ảnh thể hiện vị trí tiền vệ tấn công bằng chấm vàng
- Tiền đạo hộ công (CF) được hiểu là một vị trí tiền đạo lùi có nhiệm vụ là thu hồi bóng phát động tấn công để có thể hỗ trợ tiền đạo trung tâm chơi thấp hơn ST.
- Những gì người khác nhìn vào vị trí này đó là: vị trí trên sân này không phải là vị trí tiền vệ thông thường cũng không phải chỉ để ghi bàn như một tiền đạo, mặc lên chiếc áo số 10 hay là người tạo ra lối chơi riêng, là một vị trí tiên tiến và trái ngược với đơn thuần là một tiền vệ thiết-tuyến dưới.
- Với vị trí tiền đạo hộ công này thì thường cầu thủ đảm nhận sẽ chuyền bóng cho tiền đạo trung tâm hoặc tự mình ghi bàn.
- Đa số họ sẽ là những cầu thủ được mệnh danh là tay săn bàn sung mãn, hộ công di chuyển thoải mái và sẽ linh hoạt hơn nhiều so với tiền đạo trung tâm, chỉ có một vấn đề là ở hộ công thì vai trò chuyền bóng của cầu thủ sẽ quan trọng hơn so với dứt điểm. Và thường thì hộ công phải tìm ra được những cơ hội để ghi bàn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất cho các tiền đạo ở trung tâm hay tiền đạo thường.
Vị trí tiền đạo cánh
Tiền đạo chạy dọc theo hai bên cánh sân trông khá giống với tiền vệ cánh nhưng sẽ không tham gia phòng ngự mà chỉ tham gia tấn công nhiều hơn.
Có thể hiểu tiền đạo cánh là người thường đứng ở một vị trí rộng gần đường biên với thế tấn công.
Trong đội hình 4-3-3 có vị trí tiền đạo cánh hai bên
Với vị trí này thì thường sẽ xuất hiện trong những đội có lối tấn công mạnh như Chelsea và Barcelona, lấy tấn công làm thế phòng ngự, những cầu thủ này sẽ sử dụng với đội hình 4-3-3, 3-4-3,…là chủ yếu.
Nhiệm vụ của cầu thủ chạy cánh là làm sao để có thể đánh bại được hậu vệ cánh của đối phương, họ thường sẽ giữ bóng, rê dắt sau đó chạy qua người, chạy cắt-lưng đối phương hay lựa chọn được một điểm điểm sao cho thuận lợi và tạt bóng vào đó để cho các tiền đạo dứt điểm từ khoảng cách gần.
Huấn luyện viên thường sẽ giao vị trí này cho những cầu thủ nhanh nhất có trong đội và thường có kỹ năng lừa bóng tốt.
Một số năm gần đây thường xuất hiện những xu hướng chơi “không chính thống” đó là chạy cánh – rộng, nhiều cầu thủ trên sân không chỉ đứng ở trên hàng tiền đạo mà còn đứng rất nhiều tại những vị trí ở cả hàng tiền vệ hai bên. Để cho phép thực hiện những kỹ năng, kỹ thuật cá nhân điêu luyện hay đột phá vào trong một cách thoải mái hơn.
Với chủ đề về các vị trí trong bóng đá của nhacaiuytincomco đã cung cấp ở trên thì có lẽ người xem cũng đã nắm được những khoảng hoạt động của các cầu thủ trong đội hình khi thi đấu trên sân. Cũng như hiểu được những vị trí nào đứng trước vị trí nào và có tên gọi là gì. Hy vọng với những thông tin trên thì các bạn có thể xem và đánh giá được những diễn biến trên sân mà không cần nghe trực tiếp bình luận viên nhé.
Tôi là Hứa Xuân Kiều – tác giả các bài viết trên nhacaiuytincomco. Tôi mong muốn chia sẻ các bí kíp mà tôi đã tích nhặt lại trong thị trường cá cược đến với bạn đọc. Cờ bạc, cá cược không có gì là chắc chắn sẽ thắng, học thêm mẹo để gia tăng cơ hội thắng nhưng đừng quên dừng lại đúng lúc nếu không muốn mất trắng.