Thủ môn là gì? Trong bóng đá, thủ môn còn được gọi với nhiều cái tên khác như thủ thành hay người khác thành. Trong đó, vị trí này có vị trí cũng như kỹ thuật chơi tương đối đặc biệt hơn so với những vị trí khác. Thủ môn sẽ có nhiệm vụ bảo vệ lưới của đội mình và cản phả các cú sút của đối thủ về phía khung thành trong suốt thời gian trận đấu diễn ra. Để có thể hiểu rõ hơn nữa về vị trí thủ môn trong bóng đá này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé.
Thủ môn là gì? Tìm hiểu về thủ môn trong bóng đá
Trong bóng đá, thủ môn hay còn được gọi là người gác đền, thủ thành hay trong tiếng Anh gọi là goaltender, goalkeeper, keeper, goalie. Vị trí này được hiểu là một cầu thủ sẽ đứng ở giữa vị trí cuối cùng trong hàng hậu vệ giữa hàng tấn công của đối thủ và khung thành hoặc là hàng phòng ngự của đội nhà. Thủ môn sẽ có vai trò chính đó là bảo vệ khung thành của đội nhà và cố gắng ngăn cản đối thủ ghi bàn thắng.
Trong một đội bóng, thủ môn sẽ là cầu thủ duy nhất được phép chạm tay vào bóng thông qua cánh tay và bàn tay trong khi trận đấu diễn ra và chỉ giới hạn ở trong khu cấm địa của đội mình. Mỗi một đội bóng cần phải có một thủ môn và trong suốt cả trận đấu thì thủ môn sẽ không được cản phá cũng như mắc các sai lầm đáng tiếc và không cứu thua cho các cú sút của tiền đạo hoặc là vị trí của những cầu thủ đối phương thì lưới của đội nhà sẽ bị thủng và nhận về bàn thua.

Thủ môn trong bóng đá được hiểu là gì?
Trong một trận đấu, nếu như thủ môn bị chấn thương phải rời sân hoặc thủ môn bị thẻ đỏ thì một trong số các cầu thủ đang có mặt ở trên sân sẽ tiến hành thay thế bằng một thủ môn dự bị hoặc là một cầu thủ khác có nhiệm vụ trấn giữ khung thành khi mà đội bóng đã hết thủ môn thay thế hoặc đã sử dụng hết số lần được thay người. Điều này đôi khi còn được gọi là thủ môn bất đắc dĩ.
Nếu trong trường hợp có lệnh thay người thì vị trí thủ môn có khả năng sẽ được thay thế. Thông thường, thủ môn sẽ phải mặc áo có màu khác với những cầu thủ còn lại trong đội mình, đội khách, thủ môn của đối phương và cả trọng tài. Thủ môn sẽ được thấy nhiều trong các trận bóng đá ở sân 5 – 7 – 9 – 11, bóng đá bãi biển và bóng đá Futsal.
Lịch sử ra đời của vị trí thủ môn như thế nào?
Tương tự như những môn thể thao khác thì bóng đá cũng đã có rất nhiều sự thay đổi trong chiến thuật, bổ sung hay loại bỏ đi một vài vị trí khác. Tuy nhiên, kể từ khi luật bóng đá ra đời thì vị trí thủ môn chưa bao giờ được thay đổi. Bóng đá trong những ngày đầu tiên chưa có sự tổ chức, tính hệ thống có giới hạn hoặc không tồn tại thì ý tưởng chính vẫn sẽ là toàn bộ các cầu thủ có ở trên sân thi đấu sẽ cùng phòng thủ và cùng tấn công, khi đó nhiều đội bóng cũng đã cử ra một vài thành viên chơi ở vị trí tương tự như một thủ môn.
Vào năm 1581, Richard Mulcaster đã kể lại và miêu tả về những đội bóng đá và các cầu thủ ở từng vị trí thế nhưng thủ môn lại không được ông nhắc đến. Mãi cho đến năm 1602, Cornish Hurling mới bắt đầu có sự đề cập đến người bảo vệ gôn. Theo như Carew: “Họ sẽ cắm 2 bụi cây xuống đất cách nhau một khoảng 8 hoặc 10 foot. Đối diện với nó cách đó khoảng 200 hoặc 240 feet và họ đặt tên cho nó là “gôn”. Một trong số những cái hay được đề cập đến đó chính là sẽ được lựa chọn thông qua hình thức rút thăm cho một bên. Bên còn lại sẽ là đối thủ. Tại đây, họ sẽ tiến hành phân ra người bảo vệ, hai người cả ném tốt nhất.”

Sự ra đời của thủ môn có lịch sử như thế nào?
Theo như sự miêu tả về việc ghi bàn từ thế kỷ 16 có trong văn học Anh, ví dụ như trong vở kịch “The Blind Beggar of Bethnal Green” diễn vào năm 1600, xuất bản 1659 đó là: “Tôi sẽ ghi bàn tại trò camp-ball”. Đây là một trò chơi bóng đá vô cùng bạo lực ở Đông Anglia. Vào năm 1613, trong một bài thơ Michael Drayton đã chia sẻ rằng: “when the Ball to throw, And drive it to the Gole, in squadrons forth they goe”.
Dường như ở mọi trò chơi có khung thành, thủ môn đều sẽ tồn tại. Cụm từ “giữ gôn” cũng đã được David Wedderburn đã nói đến vào năm 1633. Bởi vì thủ môn được biết đến là một vị trí cố định “giữ gôn” ở trên sân thì người nào đứng gần khung thành cũng sẽ đều có thể đảm nhận vị trí này. Ông đã sử dụng từ “metum” trong Latinh với ý nghĩa rằng vật đánh dấu đoạn cuối cùng của cuộc đua ngựa.
Thông thường vào lúc ban đầu thủ môn sẽ chơi ở giữa hai cột gôn và cản phá đi cú sút của đối thủ. Tuy nhiên, sau nhiều năm có sự thay đổi về phương pháp và cách thức thi đấu mà vị trí này đã bắt đầu mang một vai trò tích cực hơn nhiều. Theo như luật chơi nguyên thủy, thủ môn sẽ được phép cầm bóng ngay tại phần sân của đội nhà. Đến năm 1912, luật này đã được xem lại và thủ môn chỉ được dùng tay chơi bóng tại khung thành và vòng cấm địa.
Đến năm 1992, luật bóng đá đã được thay đổi bởi Hội đồng Thế giới. Trong đó bao gồm sự thay đổi với vị trí thủ môn. Đặc biệt là luật chuyền về, thủ môn khi nhận một đường chuyền về của đồng đội không được thực hiện bằng vai, đầu hoặc ngực thì có thể cầm bóng bằng tay. Vì vậy, khả năng khống chế bóng bằng chân cần được các thủ môn luyện tập khá nhiều.
Tìm hiểu về vị trí chung và kỹ thuật chơi của thủ môn
Thủ môn là một vị trí đặc biệt ở trên sân bóng. Khác với các cầu thủ thì thủ môn được phép chạm vào bóng bằng mọi bộ phận trên cơ thể miễn là họ vẫn đang đứng trong phạm vi của vòng cấm địa đội nhà.
Mặc dù là vậy thế nhưng thủ môn vẫn phải tuân thủ theo một số luật lệ khác như những cầu thủ còn lại. Thủ môn cũng có sự ảnh hưởng và tác động đến lối chơi và lối tấn công. Trong trận đấu, một số thủ môn bị thẻ đỏ trực tiếp khi mà phạm lỗi với tiền đạo đối thủ khiến cho họ gặp chấn thương khi họ dâng cao lên tấn công ở trong vòng cấm địa. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lối chơi của đối thủ cũng như một vài cầu thủ đã gặp từ bỏ sự nghiệp vĩnh viễn khi bị chấn thương nặng.
Thủ môn dâng cao lên hàng tấn công để tạo áp lực cho đối thủ
Thủ môn không bị yêu cầu bắt buộc là phải luôn ở trong vòng cấm địa. Mà họ có thể chơi bóng ở bất cứ vị trí nào trên sân và thông thường họ sẽ có vai trò là một hậu vệ tăng cường. Không những thế, một số thủ môn còn có khả năng ghi bàn bằng những cú lao lên cuối sân của đối thủ để gây ra áp lực về lợi thế số lượng cầu thủ cho đội bạn hoặc là bằng những cú phát bóng xa.
Tuy nhiên, kiểu lao lên cuối sân là vô cùng nguy hiểm và chỉ được thực hiện nhiều vào cuối trận đấu để có thể ghi vào trước khi hết giờ đối với những đội bóng bị thiếu người hoặc đang bị cách biệt xa về tỉ số. Mặc dù lối chơi này rất ít khi thành công thế nhưng cũng đã có nhiều thủ môn ghi bàn trong những tình huống này như Peter Schmeichel, Brad Friedel, Mart Poom, Marco Amelia, Michelangelo Rampulla, Jens Lehmann, Andrés Palop, Massimo Taibi, Alisson và Mark Crossley,…
Peter Schmeichel – Thủ môn ghi bàn khi dâng cao
Ở một vài tình huống nguy hiểm hơn, thủ môn thậm chí có thể được ghi bàn thông qua các pha phát bóng mà mình không lường trước được. Thông thường, khi trái bóng bay đến đập xuống đất đã khiến cho thủ môn đối thủ không thể chụp bóng được. Chẳng hạn như ở cuộc đấu giữa hai đội Malaysia và Việt Nam tại trận bán kết SEA Games 2003, thủ môn của Malaysia cũng đã ghi được 1 bàn thắng từ pha phát bóng như thế này.
Quần áo và dụng cụ của thủ môn
Như đã chia sẻ khi tìm hiểu về thủ môn là gì? Các bạn cũng biết được rằng thủ môn cần phải mặc áo thi đấu có màu sắc khác để phân biệt được với các cầu thủ cũng như với cả trọng tài. Điều này đã được FIFA quy định. Thủ môn được phép mặc các loại áo dài tay hoặc là áo ngắn tay có áo lót dài tay bên trong. Đối với quần, thủ môn sẽ mặc các loại quần ngắn hoặc là quần dài cá dành cho thủ môn. Hoặc thủ môn cũng hoàn toàn có thể mặc quần dài để thay thế cho quần ngắn nếu có nhu cầu.
Các thủ môn phần lớn sẽ được mang găng tay thủ môn để nhằm gia tăng thêm độ dính với quả bóng và cũng đồng thời bảo vệ họ tránh khỏi các chấn thương về tay. Hiện nay, các loại găng tay của thủ môn sẽ được thiết kế chống chấn thương vô cùng hiện đại và chất lượng, chẳng hạn như chống trật ngón tay. Trong bóng đá, việc mang găng tay không hề bắt buộc thế nhưng bởi vì tính ma sát khi bắt bóng cho nên hầu như là các thủ môn khi vào sân đều mang găng tay, đặc biệt là các trận đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong các loạt sút luân lưu họ có thể loại bỏ chúng.
Quần áo của thủ môn
Các thủ môn trước đây thường sẽ sử dụng tay trần để bắt bóng vào những năm thập niên 50 của thế kỷ 20. Cho đến khi găng tay thủ môn ra đời vào những năm thập niên 60 thì nó đã được sử dụng cho nên ngày tay. Trong khoảng thời gian 60, 70 thì găng tay thủ môn không có phần quấn cố định găng ở phần cổ tay hay còn gọi là handstrap. Tuy nhiên, từ thập niên 80 trở đi thì găng tay thủ môn có handstrap đã xuất hiện. Cho đến ngày nay, loại găng tay được các thủ môn sử dụng sẽ không có handstrap (được thiết kế tương tự như găng tay y tế, găng tay cao su và găng tay thông thường).
Đặc biệt, thủ môn cũng hoàn toàn có thể được trao băng đội trưởng với nhiệm vụ vừa chỉ huy đồng đội và vừa trấn giữ khung thành. Chẳng hạn một vài cầu thủ như Oliver Kahn, Manuel Neuer, Dino Zoff, Hugo Lloris,…
Ngoài ra, bên cạnh việc thủ môn bị thẻ đỏ thì họ cũng có thể gặp phải nhiều chấn thương nguy hiểm. Ví dụ như thủ môn Petr Čech trong trận đấu giữa Reading và Chelsea 2006 đã có sự va chạm với Stephen Hunt và bị chấn thương nứt sọ. Hay thủ môn Ederson khi đang thi đấu cho Manchester City F.C đã bị cầu thủ của Liverpool là Sadio Mané cao chân đạp thẳng vào mặt vào năm 2007 trong trận đấu tại Ngoại hạng Anh.
Những kỷ lục mà các thủ môn đạt được
Trong loạt sút luân lưu, thủ môn là một nhân tố vô cùng quan trọng. Khi nhắc đến kỷ lục về số lần cản phá thành công Penalty thì đầu tiên cần phải nhắc đến thủ môn Ciaran Kelly của Sligo Rovers F.C và Helmuth Duckadam của CLB FC Steaua Bucureşti. Trong đó, Duckadam đã xuất sắc cản phá được 4 quả phạt đền trong trận đấu gặp FC Barcelona tại trận chung kết cúp C1 châu Âu vào ngày 07/05/1986. Còn Kelly đã ngăn chặn được 4 quả Penalty liên tiếp giữa Sligo Rovers và Shamrock Rovers trong trận chung kết Ford FAI vào ngày 14/11/2010.
Kỷ lục cản Penalty của thủ môn Ciaran Kelly
Vào ngày 27/3/2011, khi thi đấu cho CLB BAA Heathrow (Sunday) FC gặp clb Maidenhead Nomads. Ravenhill thì Jason Ravenhill cũng đã thiết lập lại kỷ lục này khi cản phá 4 quả Penalty liên tiếp trên 5 quả sút hỏng trong tất cả 10 lượt sút. Tuy nhiên thật không may mắn khi đội bóng của anh đã phải thất bại trước tỉ số 5 – 4. Hay thủ môn của Maidenhead Nomads là Ed Pearce khi mặc dù không liên tục nhưng cũng đã chặn được 4 quả Penalty trong loạt sút luân lưu.
Phí chuyển nhượng cao nhất của các thủ môn
Từ trước cho đến nay, thủ môn có phí chuyển đắt giá nhất mọi thời đại đó chính là Kepa Arrizabalaga với mức giá 80 triệu EURO khi chuyển từ Athletic Bilbao đến Chelsea. Tiếp đến đó là Alisson Becker chuyển từ AS Roma đến Liverpool với mức giá chuyển nhượng ước tính khoảng 67 triệu EURO vào năm 2018.
Ngoài ra, thì vẫn còn một vài thủ môn được chuyển nhượng với mức phí vô cùng cao mà bạn có thể tham khảo thêm ở bảng sau đây:
Phí chuyển nhượng cao nhất của các thủ môn
Vừa rồi chính là những chia sẻ chi tiết nhất về thủ môn là gì mà nhacaiuytin.com.co muốn thông tin đến các bạn. Có thể thấy rằng trong một đội bóng, thủ môn là một vị trí vô cùng đặc biệt và có những điều luật được quy định khá chặt chẽ với vị trí này từ trang phục, cách chơi, vị trí đứng, cách bắt bóng,… Chính vì vậy, hy vọng rằng những điều mà chúng tôi đề cập đến ở bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa khi tìm hiểu về vị trí thủ môn cũng như bộ môn bóng đá nhé.
Tham khảo thêm:
Cập nhật các ký hiệu vị trí trong bóng đá
Tiền đạo là gì? Ý nghĩa của vị trí tiền đạo trong đội bóng
Tiền vệ là gì? Các tuyển thủ đảm nhiệm vị trí tiền vệ nổi tiếng
Hậu vệ là gì? Vai trò vị trí hậu vệ trong trận bóng đá
Tôi là Hứa Xuân Kiều – tác giả các bài viết trên nhacaiuytincomco. Tôi mong muốn chia sẻ các bí kíp mà tôi đã tích nhặt lại trong thị trường cá cược đến với bạn đọc. Cờ bạc, cá cược không có gì là chắc chắn sẽ thắng, học thêm mẹo để gia tăng cơ hội thắng nhưng đừng quên dừng lại đúng lúc nếu không muốn mất trắng.